Hộp thư SYT

Hộp thư UBND

Văn thư lưu trữ

 

 

 

TÓM TẮT

 

Nghiên cứu này chúng tôi thực hiện tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Một huyện thuộc thành phố trung tâm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế, một vựa lúa lớn của cả nước. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu gạo 6,5 triệu tấn, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 90%. Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở đây lại chiếm khá cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại Cần Thơ năm 2013 là 11,7%, so với cả nước là 15,3%. Nhưng tỷ lệ này tại huyện Cờ Đỏ năm 2014 là 15,5%. Đặc biệt ở hộ nghèo và cận nghèo tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, là 19% và 23,1%. Riêng hộ khá giàu tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn đáng kể là 14,3%. Điều này cho thấy suy dinh dưỡng ngoài nguyên nhân do đói nghèo còn do nguyên nhân thiếu kiến thức nuôi con. Vì vậy các cấp chính quyền cần có sự quan tâm đầu tư để phát triển kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL, nhằm nâng cao đời sống của người dân ở đây. Bên cạnh đó, ngành y tế Cần Thơ cần phải có kế hoạch để tuyên truyền cho người dân, nhất là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức và thực hành đúng để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

I. Đặt vấn đề

Suy dinh dưỡng hiện nay vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở Việt nam. Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở các nước đang phát triển. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Việt Nam về tình hình dinh dưỡng trẻ em ở năm 2013, tỷ lệ suy dinh dưỡng có giảm nhưng vẫn ở mức cao, suy dinh dưỡng nhẹ cân chiếm 15,3%, thấp còi 25,9%. Tại thành phố Cần Thơ, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn khá cao (11,7%), cho thấy tình hình suy dinh đang là mối quan tâm của người dân, các cấp chính quyền và của toàn xã hội.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định tỷ lệ, mức độ và các thể lâm sàng của suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2014.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2014-2015.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Trẻ <5 tuổi,tính đến thời điểm nghiên cứu (trẻ sinh từ 01/4/2009 đến 31/03/2014).

- Những bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ năm 2014.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

            Nghiên cứu cắt ngang có mô tả

Cở mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng một tỷ lệ trong quần thể.

 

 

        

 

Trong đó:

- Z 21- α/2: Là trị số tùy thuộc vào mức độ tin cậy mong muốn của ước lượng. Mức độ tin cậy mong muốn 95%, Z = 1,96.

- p: Tỷ lệ suy dinh dưỡng, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng (2011) [4] tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,1%, nên chúng tôi chọn p = 0,131

- d: Là mức chính xác của nghiên cứu, là sự khác biệt giữa tỷ lệ p thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật trong quần thể (sai số cho phép). Chọn d = 3%

 

            Cỡ mẫu sẽ là:

 

 


 

 

Do sử dụng phương pháp chọn mẫu chùm, nhiều giai đoạn nên chúng tôi nhân cỡ mẫu với hiệu ứng thiết kế bằng 2, vậy số mẫu là 489 x 2 = 978, trên thực tế chúng tôi nghiên cứu 980 mẫu.

III. Kết quả

3.1. Xác định tỷ lệ, mức độ và các thể lâm sàng của suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.

3.1.1. Tỷ lệ và mức độ SDD nhẹ cân trẻ em dưới 5 tuổi

 

   Biểu đồ 3.1. SDD trẻ em dưới 5 tuổi   

             

        

 Biểu đồ 3.2. Mức độ SDD

 

 

Nhận xét:   - Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 15,5%.

       - Độ I (nhẹ) là 12,1% và độ II (nặng) là 3,4%.

3.1.2. Các thể lâm sàng suy dinh dưỡng

3.1.2.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi:

Biểu đồ 3.3. Suy dinh dưỡng thể thấp còi

Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi 35,8% và không suy dinh dưỡng thể thấp còi là 64,2%.


3.1.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm:

 

 

 Biểu đồ 3.4. Suy dinh dưỡng thể gầy còm

Nhận xét: Tỷ lệ SDD thể gầy còm là 5% và không có suy dinh dưỡng là 95%.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi.

3.2.1. Liên quan đến suy dinh dưỡng nhẹ cân

Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ SDD theo tuổi của trẻ

Tuổi

SDD

SDD

Không SDD

n

%

n

%

<7 tháng

29

26,4

81

73,6

7-11 tháng

11

15,5

60

84,5

12-23 tháng

30

17,1

145

82,9

24-35 tháng

20

8,4

217

91,6

36-47 tháng

33

18,3

147

81,7

48-59 tháng

29

14,0

178

86,0

Chung

152

15,5

828

84,5

χ= 20,74                         p = 0,001

 

Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm tuổi <7 tháng tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng là 26,4% và tiếp theo là nhóm tuổi 36-47 tháng là 18,3% thì mối liên quan giữa nhóm tuổi với tình trạng suy dinh dưỡng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0.001.

Bảng 3.2. Tỷ lệ SDD theo trình độ học vấn mẹ

Trình độ

SDD

Không SDD

n

%

n

%

Mù chữ

2

7,7

24

92,3

Cấp 1

64

20,7

245

79,3

Cấp 2

56

15,6

304

84,4

Cấp 3

29

11,1

233

88,9

Trên cấp 3

1

4,3

22

95,7

Chung

152

15,5

828

84,5

χ= 13,72                         p = 0,008

 

Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo trình độ học vấn thì những bà mẹ có trình độ cấp 2 có trẻ bị suy dinh dưỡng nhiều là 15,6% và tiếp theo là cấp 1 20,7% thì mối liên quan giữa trình độ với tình trạng suy dinh dưỡng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,008.

Bảng 3.3. Tỷ lệ SDD theo kinh tế gia đình

Kinh tế gia đình

SDD

 

Không SDD

 

 

n

%

n

%

Hộ nghèo

8

19,0

34

81,0

Cận nghèo

27

23,1

90

76,9

Khá giàu

117

14,3

704

85,7

Tổng

152

15,5

828

84,5

χ= 6,5                         p = 0,039

 

Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo kinh tế gia đình thì những bà mẹ thuộc diện cận nghèo có trẻ bị suy dinh dưỡng nhiều là 23,1% và tiếp theo là hộ cận nghèo là 19,0% thì mối liên quan giữa kinh tế gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,039.

3.2.2. Liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi

Bảng 3.4. Tỷ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi trẻ

Nhóm tuổi trẻ

SDD thấp còi

Bình thường

n

%

n

%

<7 tháng

49

44,5

61

55,5

7-11 tháng

29

40,8

42

59,2

12-23 tháng

68

38,9

107

61,1

24-35 tháng

69

29,1

168

70,9

36-47 tháng

57

31,7

123

68,3

48-59 tháng

79

38,2

128

61,8

Chung

351

35,8

629

64,2

χ= 11,6                       p = 0,041

 

Nhận xét:

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tháng tuổi của trẻ thì nhóm tuổi  <7 tháng có tỷ lệ bị suy dinh dưỡng nhiều hơn các nhóm tuổi khác đó là 44,5% và tiếp theo là 7-11 tháng tuổi là 40,8% thì mối liên quan giữa tháng tuổi của trẻ với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041

3.2.3. Liên quan đến suy dinh dưỡng gầy còm

Bảng 3.5. Tỷ lệ SDD gầy còm theo độ tuổi trẻ

Độ tuổi trẻ

SDD gầy còm

Bình thương

n

%

n

%

<7 tháng

12

10,9

98

89,1

7-11 tháng

3

4,2

68

95,8

12-23 tháng

9

5,1

166

94,9

24-35 tháng

11

4,6

226

95,4

36-47 tháng

9

5,0

171

95,0

48-59 tháng

5

2,4

202

97,6

Chung

49

5,0

931

95,0

χ= 11,16                     p = 0,048

 

Nhận xét:

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còmtheo tháng tuổi của trẻ thì những trẻ  <7 tháng tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm nhiều hơn các nóm tuổi của trẻ khác là 10,9% và tiếp theo là trẻ từ 12-23 tháng tuổi là 5,1% thì mối liên quan giữa thể gầy còmvới tháng tuổi thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,048.

Bảng 3.6. Tỷ lệ SDD thể gầy còm theo trình độ học vấn của mẹ

Trình độ

SDD gầy còm

Bình thường

n

%

n

%

Mù chữ

0

0,0

26

100

Cấp 1

30

9,7

279

90,3

Cấp2

10

2,8

350

97,2

 Cấp 3

8

3,1

254

96,9

Trên cấp 3

1

4,3

22

95,7

Chung

49

5,0

931

95,0

χ= 21,64                    p < 0,001

Nhận xét: Bà mẹ học cấp 1 con có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn đó là 9,7% so với bà mẹ trình độ trên cấp 3 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

IV. Bàn Luận

4.1. Tỷ lệ, mức độ và các thể lâm sàng của SDD trẻ em dưới 5 tuổi.

4.1.1. Tỷ lệ, mức độ SDD trẻ em

Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 15,5%, trong đó, tỷ lệ SDD nhẹ cân ở độ II là 3,4% và độ I là 12,1%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ của cả nước năm 2013 (15,3%) nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Công Quang là 20,63% [6]

4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi:

            Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 35,4%. Đây là một thể SDD mãn tính ảnh hưởng đến tầm vóc, tinh thần và duy trì giống nòi nếu chúng ta không chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hợp lý. Tỷ lệ SDD thấp còi trong nghiên cứu này cao hơn số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng về tỷ lệ trẻ bị SDD thể thấp còi năm 2013 (25,9%) [7].

4.1.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm:

            Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 5,0. Tỷ lệ SDD gầy còm cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hồng tại xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long năm 2012 (4,5%) [3] và thấp hơn tỷ lệ của Nguyễn Công Quang tại huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2009 (5,94%), [6], [5], [9].

4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi.

4.2.1. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Những trẻ <7 tháng tuổi thì có nguy cơ bị SDD là 26,4% cao hơn nhiều lần so với trẻ ở các nhóm tuổi khác (36-47 tháng là 18,3%; thấp nhất là nhóm 24-35 tháng là 8,4%) , sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Khác với kết quả của Nguyễn Văn Út tại Long Mỹ, Hậu Giang, những trẻ trong độ tuổi 2 – 3 tuổi có tỷ lệ bị SDD cao nhất [9].

Những bà mẹ có trình độ cấp 1 con SDD là 20,7%; mẹ học cấp 2 nguy  cơ SDD trẻ là 15,6% và tỷ lệ nguy cơ trẻ bị SDD nhẹ cân giảm dần khi trình độ học vấn của các bà mẹ ngày càng cao. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi p=0,008. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân tỷ lệ nghịch với trình độ của mẹ.

Về mối liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình của bà mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ, những bà mẹ có kinh tế gia đình nghèo thì con có 19% nguy cơ SDD, ở hộ cận nghèo tỷ lệ này là 23,1%; tỷ lệ trẻ SDD giảm xuống rõ rệt ở nhóm gia đình khá, giàu. Kết quả cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p= 0,039.

4.2.2. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ

Những trẻ <7 tháng tuổi (tỷ lệ nguy cơ SDD thấp còi là 44,5%) thì những trẻ 48 – 59 tháng tuổi có (38,2%) nguy cơ bị SDD thấp còi cao hơn. Và kết quả này có ý nghĩa thống kê với p <0,041. Khác với nghiên cứu của Nguyễn Công Quang và Phạm Công Tước ghi nhận tuổi không có mối liên quan với SDD thể thấp còi [6], [8].

4.2.3. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ

Những trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi có nguy cơ SDD gầy còm là 10,9% cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Phạm Công Tước, Nguyễn Công Quang tại thị xã Gò Công, Tiền Giang năm 2009 ghi nhận tuổi không có mối liên quan với SDD gầy còm [8], [6].

IV. Kết luận

- Suy dinh dưỡng nhẹ cân là 15,5%, SDD ở trẻ trai là 15,6% và trẻ gái 15,4%.

- Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ là 12,1% và Suy dinh dưỡng mức độ nặng là 3,4%.

- Suy dinh dưỡng thể thấp còi là 35,8% và thể gầy còm là 5%.

- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân liên quan đến tuổi của trẻ, trình độ mẹ và kinh tế gia đình, SDD thể thấp còi và thể gầy còm liên quan đến tuổi của trẻ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Văn Chiến (2011) Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y học dự phòng, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 29-43.

2. Nguyễn Đức Độ (2011) Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng ở trẻ em đươi 5 tuổi tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 30-51.

3. Nguyễn Thị Lệ Hồng (2012) Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại xã tân ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long năm 2012, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y tế Công cộng, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 25-39.

4. Nguyễn Văn Hồng (2011) Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y tế Công cộng, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 29-45.

5. Phạm Trần Nam Phương (2012) Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Trường Lạc, quận Ô Môn, Cần Thơ năm 2012, Luận văn tốt nghiệp ngành cử nhân y tế công cộng, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 29-43.

4. Nguyễn Công Quang (2010) Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trẻ em dưới 5 tuổi của thị xã Gò công đông, tỉnh Tiền giang năm 2009, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyen ngành Quản lý Y tế, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 36-56.

6. Trường Đại học Y Dược Thái Bình – Hội dinh dưỡng Việt Nam (2013) Hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng cho trẻ em, tài liệu tập huấn giảng viên các trường Cao đẳng Y,

7. Phạm Công Tước (2010) Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã Gò công, tỉnh Tiền giang năm 2009, Luận văn chuyên khoa cấp I, chuyen ngành Y học dự phòng, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 22-35.

 

8. Nguyễn Văn Út (2014) Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2013, Luận văn chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Y tế Công cộng, Trường đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 46-69.

320386
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
101
106
575
318673
2162
3767
320386

IP: 3.133.140.79
Lúc: 2024-05-16 19:19:12