- Chuyên mục chính: HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
- 25 11
- Trong giai đoạn Bệnh viện hoạt động ban đầu; nguồn nước sinh hoạt từ cây giếng ngầm của dự án xây dựng cung cấp không đủ để hoạt động. Ngoài ra chi phí tiêu hao do dùng điện để 3 máy bơm hoạt động rất nhiều (mỗi ngày tiêu thụ từ 65 – 75 KW/ ngày).
- Từ đó chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu “ Cải tạo hệ thống nước sinh hoạt trong bệnh viện giai đoạn I” năm 2013 đã thành công đưa vào sử dụng. Số lượng điện cung cấp cho việc bơm nước từ 65- 75 KW/ ngày đã giảm xuống còn 20 – 25 KW/ngày.
- Nay nguồn nước này tiếp tục được nghiên cứu “cải tạo” vào giai đoạn II để tiết kiệm hơn từ 20 – 25 KW/ngày (còn 10 – 15 KW/ngày, tiết kiệm thêm được khoảng 50% điện năng tiêu thụ).
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu làm giảm đến mức thấp nhất điện năng tiêu thụ cho việc bơm nước sinh hoạt, nhằm góp phần tiết kiệm chi phí cho cơ quan.
- Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu tập trung vào giếng nước và tháp nước để chỉ cần 1 máy bơm có thể đưa nước đến khắp nơi sử dụng trong Bệnh viện.
III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
- Từ tháng 3/2014 – 11/2014.
IV. THUYẾT MINH HỆ THỐNG NƯỚC ĐƯỢC CẢI TẠO LẦN II:
A. Giai đoạn I đã hoàn thành (xin nhắc lại).
1. Nước từ cây giếng nguồn được chia thành 2 đường bơm:
- 1 Máy bơm chìm 2HP, bơm từ lòng giếng 1 nhánh vào hồ trung chuyển chảy thẳng qua 2 hồ chứa nước dưới lòng đất có thể tích 100m3 và 20m3.
- 1 nhánh đưa nước thẳng lên tháp nước để sử dụng cho hệ thống ngoại vi (tưới cây và các công trình phụ trợ: nhà xe, tổ nhân đạo, nhà giặt, v…v.)
2. Từ hồ chứa 20m3 (gần vườn thuốc nam) sẽ dùng 1 máy bơm nổi có công suất 3HP bơm lên các bồn nước trên sân thượng khu A có thể tích chứa 12m3.
(Hình 1, trang 6)
Bảng tính điện năng tiêu thụ giai đoạn I:
Công suất máy bơm |
Thời gian hoạt động/ 1 ngày |
Điện năng tiêu thụ/ ngày |
Điện năng tiêu thụ/ tháng |
Phụ chú |
1. Máy bơm chìm (2HP= 1,5KW/h) |
5 giờ |
7,5KW |
7,5KW x 30ngày= 225KW |
Từ cây giếng ngầm lớn
Từ hồ chứa dưới đất 20m3 |
2. Máy bơm lên bể trên sân thượng (3HP= 2,25KW/h) |
8 giờ |
18KW |
18KW x 30ngày= 540KW |
|
Cộng |
25,5KW/ ngày |
765KW/tháng |
B. Giai đoạn II được cải tạo thêm:
Giai đoạn nầy được thực hiện qua 2 bước.
ð Bước 1:
Nghiên cứu độ cao chênh lệch giữa tháp nước và sân thượng (việc này trong thời gian xây dựng tác giả đã yêu cầu công trình đo bằng máy và Kỹ thuật viên đã báo cáo độ cao không chênh lệch nhiều (khoảng 70 cm) không thực hiện cho nước từ tháp qua các bồn chứa trên sân thượng được). Qua nhiều ngày suy nghĩ, chủ nhiệm đề tài đã đo độ cao chênh lệch giữa tháp nước và sân thượng bằng cách thủ công: “nguyên tắc bình thông nhau”. Cuối cùng mục tiêu đã đạt được; phát hiện ra tháp nước khi bơm đầy có độ cao hơn mặt sân thượng là 175 cm. Từ đó tác giả tiếp tục nghiên cứu vào bước 2.
ð Bước 2:
Kết hợp với kỹ thuật công trình, định vị cho vị trí để xây thêm bồn chứa nước trên sân thượng. Khi xác định được vị trí khả thi chủ nhiệm đề tài đã tiến hành xây 2 hồ chứa nước trên sân thượng, mỗi hồ có sức chứa 8m3. 2 hồ này luôn luôn dự trữ được 16m3 hơn số bồn chứa của công trình 1,5 lần. Khi cúp điện, các bồn chứa của công trình thiếu nước (hụt nước khoảng 3 – 4 giờ sau khi cúp điện) nước từ 2 hồ chứa sẽ hoà nhập vào hệ thống nước chung của các khoa phòng. Nước đủ sử dụng đến hết thời gian mất điện. 2 hồ dự trữ luồn đầy và khoá nước bằng 2 phao cơ do vậy nước trên tháp luôn luôn chảy qua các bồn chứa của công trình, không cần bơm thêm từ máy 3 HP. (Hình 2, trang 7)
Bảng tính điện năng tiêu thụ giai đoạn II:
Công suất máy bơm |
Thời gian hoạt động/ 1 ngày |
Điện năng tiêu thụ/ ngày |
Điện năng tiêu thụ/ tháng |
Thành tiền (Giá thời điểm sau thuế) |
Máy bơm chìm 2 HP # 1,5KW |
6 giờ |
9 KW |
79 KW x 30 ngày = 270KW |
270 KW x 1600 đ = 432.000 đ |
V. KẾT QUẢ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI:
* Lợi ích xã hội:
- Nguồn nước luôn luôn có đủ để sinh hoạt trong bệnh viện 24/24 (ngoại trừ những lúc máy bơm hoặc hệ thống nước có sự cố và phát hiện chậm).
- Không để xảy ra sự phiền hà của cán bộ y tế và người bệnh do thiếu nước gây ô nhiễm môi trường trong Bệnh viện.
- Hai bể chứa 100m3 và 20m3 hầu như chỉ để dự trữ không sử dụng đến; chỉ trừ khi có trục trặc ở giếng ngầm hoặc để phòng cháy chữa cháy.
* Lợi ích kinh tế:
- Chỉ cần sử dụng duy nhất 1 máy bơm công suất 2HP hoạt động từ 5-7 giờ trong ngày là đủ nước sinh hoạt toàn Bệnh viện. Do vậy tiết kiệm được chi phí dùng điện.
- Máy bơm chìm trong nước: không bị tăng nhiệt thân máy, sử dụng rất bền ít hao tốn chi phí sữa chữa.
- Máy được thiết kế phao điện, tự hoạt động khi số lượng nước trong tháp giảm.
- Các bồn chứa, bể chứa đều có gắn phao cơ tự tắt khi đầy do vậy nhân viên quản lý hệ thống nước không mất thời gian theo giỏi hay điều tiết hàng ngày. Trong 1-2 tuần kiểm tra 1 lần là đủ; thời gian làm được nhiều việc khác.
VI. CHI PHÍ CẢI TẠO HỆ THỐNG NƯỚC GIAI ĐOẠN II:
1. Vật tư và công thợ xây 2 hồ chứa # 17 triệu.
2. Vật tư để kết nối: chủ yếu hệ thống ống nhựa cứng và phụ kiện # 4 triệu.
3. Công thợ: Thuê và bồi dưỡng thợ cơ quan # 2 triệu.
- Tổng cộng: 23.000.000đ.
VII. CAM KẾT:
- Nhằm mục đích cung cấp đủ nước sinh hoạt trong Bệnh viện liên tục 24/24 giờ và tiết kiệm được tối đa chi phí dùng điện, hạn chế hư hao, bảo trì hệ thống nước..v..v. Do vậy chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu theo từng công đoạn đến nay đã thành công đưa vào sử dụng đến nay hơn 5 tháng chưa thấy sự cố gì lớn.
- Chúng tôi cam kết tự sáng tạo, không sao chép ở bất kỳ đề tài nào hay bản quyền của người khác để thực hiện.
Thới Lai, ngày 01 tháng 10 năm 2014
Chủ Nhiệm Đề Tài
BS Nguyễn Hiếu Hiệp